TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

4 KIỂU NGƯỜI DẪN CHUYỆN KHÔNG ĐÁNG TIN TRONG PHIM

Nội dung chính

Người dẫn chuyện (narrator) là một nhân vật hoặc một giọng nói hiện diện khách quan trong phim có chức năng kể lại câu chuyện cho khán giả. Trong điện ảnh, người dẫn chuyện này có thể là ngôi thứ nhất, thứ hai, hoặc thứ ba, miễn là người xem thấy phần lớn câu chuyện từ điểm nhìn của người này.

Thông thường, khán giả sẽ tin tưởng vào những điều mà người dẫn chuyện nói. Nhưng điều gì xảy ra khi người dẫn chuyện lộ ra nhiều điểm nghi vấn khiến ta không thể tin tưởng. Việc này thay đổi nhận thức của khán giả về bộ phim.

Nhân vật người dẫn chuyện không đáng tin nếu được xây dựng khéo léo thì sẽ có thể tạo ra các nhân vật phức tạp, thể hiện chủ đề phim, phát triển các nút thắt trong câu chuyện. Một số người dẫn chuyện thể hiện sự không đáng tin của họ ngay từ đầu. Trong các trường hợp khác, điều này chỉ được tiết lộ ở cuối phim, làm thay đổi hoàn toàn điểm nhìn của người xem. Khán giả sẽ ngỡ ngàng vì những cú “twist” bất ngờ.

Để xây dựng nhân vật dẫn chuyện một cách thuyết phục, bạn cần thể hiện các đặc điểm nhân vật mà không để lộ quá nhiều ngay từ đầu. Để biết thêm về cách kết hợp nhân vật này với câu chuyện của bạn, bạn có thể tham khảo các kiểu người dẫn chuyện không đáng tin sau đây.

Kẻ tự bảo toàn bản thân (The Self-Preservationist)

Đây là một người dẫn chuyện đánh lừa khán giả hoặc cả khán giả và các nhân vật khác để cứu chính người đó. Ví dụ, trong phim The Usual Suspects, nhân vật Verbal Kint đã đưa ra lời khai với cảnh sát cực kì chi tiết về tội của những người cùng đoàn của anh ta. Nhưng về sau, phim tiết lộ cho khán giả là anh ta đã làm giả lời khai. Verbal đã thể hiện ra rằng anh ta là nạn nhân và nói dối theo cách lợi dụng lòng thương cảm của khán giả và các nhân vật khác.

Kẻ trang hoàng (The Embellisher) 

Tương tự như kẻ tự bảo toàn bản thân, kẻ trang hoàng nói dối có mục đích nhưng với lý do ít bất chính hơn. Đây là một người rất giỏi dùng những “lời nói dối vô hại”. Họ thường thể hiện một cách sai lệch về sự thật vì lý do cảm xúc. Họ thường muốn bảo vệ bản thân khỏi những kí ức đau đớn và muốn đạt được một sự thanh tẩy hoặc hồi phục. Ví dụ, trong phim Life of Pi, câu chuyện kỳ ảo có thể là cách nhân vật Pi đối phó với sang chấn đau đớn khi bị mất gia đình. Tuy nhiên, hành động tạo ra câu chuyện tưởng tượng này không phải hoàn toàn tiêu cực. Tuy trong câu chuyện có những chi tiết không có thật, chúng vẫn có thể hé lộ sự thật ẩn giấu sâu xa hơn. 

Kẻ ngây thơ (The Naif)

Đây là một nhân vật vô tội, có thể trang hoàng câu chuyện, nhưng không có động cơ ẩn giấu những chi tiết sai sự thật. Ví dụ, trong phim Room, sự ngây thơ của nhân vật dẫn chuyện làm cho người xem đồng cảm với nhân vật. Nhân vật dẫn chuyện trong phim là một cậu bé 5 tuổi và câu chuyện của cậu vẽ lên một thế giới nhiều màu sắc tưởng tượng hơn thực tế của nhân vật. Yếu tố trớ trêu này làm cho khán giả hiểu hơn về hiện thực xấu xa mà cậu bé không biết.

Kẻ điên (The Madman)

Nhân vật này có những vấn đề về tâm lý hoặc tâm thần khiến họ không thể hiểu được một số thông tin quan trọng. Một trong những nhân vật kẻ điên nổi tiếng nhất là nhân vật Joker, trong bộ phim cùng tên rắt mắt năm 2019. Ngay cả khi nhân vật Joker ở trung tâm, rất khó để có thể tin lời anh ta. Joker sống trong một bi kịch vì anh ta luôn mong ước tình cảm nhưng lại có những ảo tưởng về các mối quan hệ.

(Nguồn: Studiobinder)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment