TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

Cận cảnh (Close – up) là gì? Tổng quan về cận cảnh trong phim

Nội dung chính

Cận cảnh (Close-up) là một cỡ cảnh trong phim ảnh và truyền hình nhằm gia tăng cảm xúc cho cảnh quay. Nó cận chặt vào khuôn mặt của diễn viên khiến cho biểu cảm của họ nổi bật trong khung hình. Nhà quay phim thường sẽ quay một Cận cảnh bằng ống kính tiêu cự dài ở một khoảng cách ngắn. Cận cảnh sẽ giúp diễn viên có thể gắn kết cảm xúc với khán giả và khán giả có thể thấy được những chi tiết trên khuôn mặt của diễn viên, điều mà họ không thể thấy được trong toàn cảnh và viễn cảnh.

Lịch sử hình thành của cảnh quay Cận cảnh

Cận cảnh lần đầu tiên xuất hiện trên phim ảnh trong những năm đầu của thế kỉ 20. Một số nhà làm phim đời đầu như George Albert Smith, James Williamson, và D.W. Griffith đã đưa cận cảnh vào những bộ phim của họ như As Seen Through a Telescope (1900), The Big Swallow (1901) và The Lonedale Operator (1911).

Sau đó, ngày càng có nhiều nhà làm phim sử dụng cận cảnh trong phim của họ. Đạo diễn người Ý Sergio Leone nổi tiếng vì sử dụng cảnh quay Đặc tả (Extreme close-ups) trong cảnh đấu súng cuối cùng trong phim The Good, the Bad and the Ugly (1967). Steven Spielberg thường sử dụng cú máy zoom từ từ vào thành cận cảnh trong những phân đoạn có cảm xúc căng thẳng trong phim phim của ông.

Cận cảnh đã thay đổi phim ảnh và truyền hình như thế nào?

Qua nhiều thế kỉ, vũ khí mạnh nhất trong tay người diễn viên chính là cách họ điều khiển cơ thể của mình và kiểm soát cách họ trình diễn trên sân khấu. Với sự ra đời của phim ảnh và truyền hình, các cỡ cảnh khác nhau đã mang đến cho người đạo diễn một cách mới để tạo nên những màn trình diễn và mang đến cho người diễn viên một phương pháp mới để tạo chiều sâu cho nhân vật. Ví dụ, cận cảnh cho phép người diễn viên sử dụng khuôn mặt của mình như một “đạo cụ” biểu diễn khi làm việc trước ống kính.

4 loại Cận cảnh

1. Trung cận cảnh (Medium close-up shot): Nằm giữa trung cảnh và cận cảnh, ghi lại vật thể từ thắt lưng trở lên.

2. Cận cảnh (Close-up shot): Ghi hình đầu, cổ và đôi khi cả vai của chủ thể.

3. Đặc tả (Extreme close-up shot): một phiên bản “cực đoan” hơn của cận cảnh, thường ghi hình riêng đôi mắt của chủ thể hoặc những bộ phận khách của gương mặt của họ.

4. Cảnh chen (Insert shot): một phiên bản của cận cảnh mà chỉ tập trung vào một vật thể, đạo cụ, hoặc chi tiết nhằm báo hiệu cho khán giả về sự quan trọng của chúng.

5 Cách để sử dụng cận cảnh

1. Để diễn tả cảm xúc: một cận cảnh là một khoảnh khắc thể hiện cảm xúc nhằm thu hút người xem và thể hiện cảm xúc nội tâm sâu thẳm nhất của nhân vật. Nó khiến cho khán giả cảm thấy mình như một phần của những gì đang diễn ra trên phim.

2. Để ghi lại những cử chỉ nhỏ của nhân vật: Cận cảnh có thể cho khán giả thấy được những chi tiết như một cái cười mỉm, một cái đảo mặt, hoặc một cái nhướng mày của nhân vật để tạo hiệu quả trong việc truyền tải câu chuyện.

3. Để thay đổi nhịp độ của câu chuyện: Chuyển cảnh sang một cận cảnh cho khán giả thấy phản ứng của nhân vật về một ai đó hoặc về một chuyện gì đó, báo hiệu cho khán giả về cảm xúc của nhân vật và là điềm báo cho quyết định tiếp theo của nhân vật trong bộ phim.

4. Để cho khán giả thấy tầm quan trọng của một ai đó hoặc một cái gì đó: Cận cảnh hướng sự chú ý của khán giả vào nhân vật chính và truyền tải tính quan trọng của sự hiện diện, phản ứng và hành động của nhân vật đó. Cận cảnh còn có thể hướng sự chú ý vào một vật thể nào đó để thêm vào ngữ cảnh, dẫn dắt câu chuyện và giúp khán giả hiểu hơn về những gì đang diễn ra.

5. Để khán giả có thể đồng cảm cùng nhân vật: Cận cảnh có thể giúp khán giả hiểu thêm về thế giới trong phim từ cái nhìn của nhân vật bằng cách cho thấy những sự kiện đang diễn ra ảnh hưởng đến nhân vật ra sao và cảm xúc của họ vào thời điểm đó.

3 điều cần lưu ý khi sử dụng cận cảnh

1. Bạn chuyển cảnh sang cận cảnh như thế nào?

Một phần của việc sử dụng cận cảnh là cách mà bạn sẽ di chuyển máy quay và kỹ thuật mà bạn sẽ sử dụng để dẫn đến cận cảnh. Từ từ dolly máy quay tiến đến mặt của diễn viên sẽ tạo nên sự căng thẳng, ngược lại đó đột ngột chuyển sang cận cảnh sẽ tạo cảm giác bất ngờ cho khán giả và báo hiệu một sự kiện to lớn sắp xảy ra.

2. Bạn sẽ kết hợp cận cảnh với các cỡ cảnh khác ra sao?

Một phân đoạn hoàn chỉnh bao gồm nhiều cảnh quay với cỡ cảnh khác nhau. Người đạo diễn sẽ phải kết hợp chúng với nhau một cách hợp lý để kể được câu chuyện và tạo nên ý nghĩa cho người xem.

3. Tần suất sử dụng cận cảnh là bao nhiêu?

Người đạo diễn sẽ phải tìm ra sự cân bằng giữa việc sử dụng cận cảnh và các cỡ cảnh khác. Sử dụng quá ít cận cảnh thì khán giả sẽ có sự xa cách và gián đoạn về cảm xúc với các nhân vật. Sử dụng quá nhiều cận cảnh thì khán giả sẽ cảm thấy khó hiểu và mơ hồ về thế giới xung quanh trong bộ phim và bối cảnh của nó.

  • Đăng kí lớp học Làm phim cơ bản – Basic Filmmaking của Trung tâm TPD tại đây. 

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment