TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

CÁC LOẠI ẨN DỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐIỆN ẢNH

Nội dung chính

Ẩn dụ là một hình thái tu từ mà trong đó một từ hoặc một cụm từ thể hiện sự vật hiện tượng này được sử dụng thay thế cho sự vật hiện tượng khác để ám chỉ sự giống nhau hoặc tương tự giữa chúng. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm. Ví dụ: “Anh ta đang chìm đắm trong tiền bạc”, “nụ cười là liều thuốc bổ”, vv…

Một số hình thức ẩn dụ được sử dụng trong điện ảnh gồm có:

1. Ẩn dụ mở rộng

Ẩn dụ mở rộng là sự so sánh giữa hai thứ không giống nhau, diễn ra qua một chuỗi các câu, các dòng của một bài thơ, hoặc thậm chí xuyên suốt một cuốn tiểu thuyết. Ẩn dụ mở rộng là một cách tuyệt vời để thể hiện chủ đề phim. Mỗi bộ phim đều cần nói về điều gì đó to lớn hơn câu chuyện. Những ấn dụ này có khả năng truyền đạt ý nghĩa các chất liệu liên quan đến chủ đề phim của bạn một cách không bị thẳng thừng hoặc giáo điều. Nhờ đó, phim có khả năng thu hút khán giả, làm cho khán giả phải nhìn sâu hơn vào câu chuyện vì ý nghĩa của chủ đề phim.
Ví dụ: Trong phim Parasite (2019) của Bong Joon-ho, đạo diễn đã so sánh người nghèo với những con kí sinh trùng, trốn dưới nền nhà và trong những kho hầm bị lãng quên, ăn bám người giàu (hoặc ngược lại). Đây là một ví dụ về ẩn dụ mở rộng được sử dụng nhằm thể hiện chủ đề phim.

2. Ẩn dụ chết

Một ẩn dụ chết là một từ hoặc cụm từ đã được sử dụng quá nhiều, dần dà mất đi hết tính cách tươi tắn sáng tạo. Chúng ta cần tránh các ẩn dụ này. Tuy nhiên, các ẩn dụ chết có thời gian và địa điểm của chúng. Bạn vẫn có thể sử dụng ẩn dụ chết một cách độc đáo, ví dụ như nhằm bộc lộ nhân vật của bạn. Nếu nhân vật có những khuyết điểm, hãy để nhân vật nói như một người có những khuyết điểm đó.

3. Ẩn dụ gượng

Một ẩn dụ gượng là sự kết hợp giữa ít nhất hai yếu tố không phù hợp nhau, nên hiệu ứng tạo ra rất gượng gạo. Trong hội thoại giữa các nhân vật, ẩn dụ gượng có thể được sử dụng có chủ đích hoặc vô tình được sử dụng. Nếu nhân vật hiểu rằng họ đang kết hợp hai cụm từ, trông họ sẽ dí dỏm. Nếu họ không biết gì nhiều, trông họ có thể sẽ ngốc nghếch. Ẩn dụ gượng có thể được sử dụng để thể hiện giọng điệu. Ví dụ: Trong phim The Big Lebowski, hai anh em nhà Coen đã thể hiện trạng thái đang phê của nhân vật The Dude bằng cách để anh ta nói rất nhiều những ẩn dụ gượng tục tĩu. 

4. Ẩn dụ thị giác

Ẩn dụ thị giác là hiển thị một danh từ thông qua một hình ảnh thị giác để gợi mối liên hệ hoặc sự giống nhau. Khác với biểu tượng (được sử dụng để đại diện cho một ý tưởng), ẩn dụ thị giác nhằm so sánh hai ý tưởng trong một hình ảnh. Ví dụ: Trong phim Guardians of the Galaxy (2014) của Peter Quill, cuộn băng cassette “Awesome Mix Vol. 1.” Đã được sử dụng như một hình ảnh ẩn dụ, gói gọn nguồn gốc của Quill, cái chết của mẹ anh ta, và toàn bộ câu chuyện đằng sau trong một biểu tượng động đáo. 

(Nguồn: Studiobinder)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment