TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

CÁC VỊ TRÍ TRONG ĐOÀN LÀM PHIM – GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT (PHẦN 2)

Nội dung chính

Giai đoạn sản xuất là giai đoạn mà mọi thành viên trong đoàn sẽ ghi hình bộ phim ở phim trường.

Tổ điều khiển chính

– Đạo diễn (Director): Sếp tổng trên trường quay.

– Trợ lý đạo diễn số 1 (1st AD): Tổ chức đoàn làm phim và đảm bảo rằng quá trình quay phim đạt đúng tiến độ.

– Trợ lý đạo diễn số 2 (2nd AD): Giúp đỡ Trợ lý số 1 trong việc giám sát mọi việc trên phim trường, đồng thời quản lý và phân phát các tài liệu quan trọng như kịch bản và call sheets. Tùy và quy mô của đoàn làm phim mà sẽ có trợ lý đạo diễn số 3, số 4.

– Cố vấn / Giám sát hiệu ứng, kĩ xảo điện ảnh (Visual/Special Effects Supervisor): Giám sát cả phần sáng tạo và kĩ thuật của việc sử dụng hiệu ứng đặc biệt và kĩ xảo điện ảnh trong bộ phim. HIệu ứng đặc biệt (Special effects) là những hiệu ứng được thực hiện trực tiếp trên phim trường – như là hiệu ứng cháy nổ hoặc làm con rối – và được ghi hình bằng máy qua. Hiệu ứng kĩ xảo (Visual Effects) là những hiệu ứng được thêm vào trong phần hậu kì, như là những hình ảnh được tạo nên bằng máy tính.


Đảm báo tính liên tục của bộ phim:

– Thư kí trường quay (Script Supervisor): Anh/chị ta là người sẽ ghi chú lại tất cả những gì đã được ghi hình, nó bao gồm tất cả những chi tiết khác so với kịch bản. Nhiệm vụ của thư kí trường quay là đảm bảo tính liên tục từ cảnh này sang cảnh khác, bao gồm đạo cụ, phục trang, hội thoại và trục của cảnh quay.


Tổ Quay phim và Ánh sáng

– Đạo diễn hình ảnh (DOP): Làm việc sát sao với đạo diễn để quyết định xem hình ảnh bộ phim sẽ như thế nào cùng với ánh sáng và khung hình được sử dụng trong phim. Đạo diễn hình ảnh thường được gọi là Nhà quay phim (Cinematographer)

– Trợ lý Camera số 1 (1st AC): Đảm bảo tất cả cảnh quay đều rõ nét; vị trí này cũng được gọi là Người vặn nét.

– Trợ lý Camera số 2 (2nd AC): Quản lý Clapperboard của đoàn phim (ghi lại số cảnh quay, số take) và giơ nó trước ống kính máy quay trước mỗi cảnh quay.

– Vận hành máy quay (Camera Operator): Vận hành máy quay dưới sự chỉ đạo của Đạo diễn hình ảnh (DOP).

– Quản lý phim nhựa (Film Loader): Xử lý cuộn phim trước và sau khi nó được ghi hình, đảm bảo sự an toàn của cuộn phim trong quá trình vận chuyển và quản lý số lượng của cuộn phim trong suốt quá trình sản xuất.

– Vận hành Steadicam (Steadicam Operator): Người vận hành máy quay được huấn luyện đặc biệt để sử lý camera có gắn khung rig.

– Trưởng kỹ thuật ánh sáng (Gaffer): Chịu trách nhiệm thiết kế ánh sáng cho bộ phim.

– Trợ lý trưởng kỹ thuật ánh sáng (Best Boy or Best Babe): Hỗ trợ trưởng kỹ thuật ánh sáng hoặc những người điều khiển thiết bị chính (Key grips – xem bên dưới), chịu trách nhiệm về các thiết bị liên quan đến điện và các thợ khác trong tổ ánh sáng.

– Thợ ánh sáng: Thiết lập và điều khiển thiết bị ánh sáng và các thiết bị điện khác trên phim trường.


Tổ điều khiển thiết bị (Grips)

– Điều khiển thiết bị chính (Key Grip): Những người này sẽ phụ trách việc điều khiển, di chuyển và thiết lập các thiết bị không cần dùng điện – như cờ hiệu, thiết bị treo phía trên đầu diễn viên và tấm phản sáng – phối hợp cùng tổ ánh sáng. Người điều khiển thiết bị chính phụ trách tổ điều khiển thiết bị trên phim trường.

– Điều khiển Dolly (Dolly grip): Chịu trách nhiệm về việc di chuyển và vị trí đặt dolly, cần cẩu và những thiết bị khác đang đặt quáy quay và người vận hành máy quay đang làm việc.


Tổ âm thanh (Sound)

– Thu thanh chính / Kỹ sư âm thanh (Production Sound Mixer): Đảm bảo việc âm thanh của phim được ghi lại một cách chuẩn chỉnh trên phim trường. Họ cũng có trách nhiệm lựa các loại mic, vận hành thiết bị thu thanh và đôi khi trộn (mix) các tín hiệu âm thanh với nhau.

– Cầm Boom (Boom Operator): Điều khiển mic boom và chịu trách nhiệm về vị trí đặt và di chuyền mic trong quá trình quay phim. Họ đảm bảo việc mic không bị lẫn vào cảnh quay mà vẫn đảm bảo tiếng được thu tốt. Ở những đoàn phim nhỏ, người thu thanh chính thường đảm nhiệm luôn vị trí này.


Tổ hiện trường

– Trang trí bối cảnh (Set Decorator): Chịu trách nhiệm thiết kế và trang trí bối cảnh trong quá trình sản xuất.


Tổ đạo cụ

– Phụ trách đạo cụ (Props Master): Chịu trách nhiệm tìm và để ý đến tất cả các đạo cụ xuất hiện trên hình.


Tổ phục trang

– Cố vấn phục trang (Costume Supervisor): Làm việc với người thiết kế phục trang để quản lý phục trang trên phim trường.


Tổ làm tóc và hoá trang

– Chuyên gia trang điểm (Makeup Artist): Lựa chọn cách trang điểm và trang điểm hợp lý cho diễn viên.

– Thợ làm tóc (Hairdresser): Chọn kiểu tóc và làm tóc cho diễn viên. Ở những đoàn làm phim kinh phí thấp, chuyên gia trang điểm và thợ làm tóc thường là một người.


Tổ quay hành động (Stunts)

– Phụ trách cảnh quay hành động (Stunt Coordinator): Tìm kiếm và quản lý diễn viên đóng cảnh hành động, đóng thế. Thiết kế và giám sát tất cả các cảnh hành động trên phim trường, phối hợp chặt chẽ với đạo diễn và DOP.


Tổ hậu cần (Catering):

– Hậu cần (Caterer): Chuẩn bị đồ ăn, đồ ăn vặt, nước uống cho diễn viên và đoàn phim.

(Còn tiếp)
 

  • Các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về đoàn làm phim trong khoá học Làm phim cơ bản – Basic Filmmaking của Trung tâm TPD tại đây.

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment