TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

ĐOẠN KẾT PHIM – DENOUEMENT LÀ GÌ?

Nội dung chính

Đa số câu chuyện sẽ kết thúc trong đoạn kết (Denouement). Đây là phần rất quan trọng trong trần thuật, cơ hội cuối cùng để giải thích câu chuyện với khán giả và là điều cuối cùng khán giả nhìn thấy trên màn ảnh.

Đoạn kết là một phương diện trần thuật đưa ra bối cảnh, sự giải quyết cho chủ đề chính, mối quan hệ, hoặc sự kiện trong câu chuyện. Đoạn kết xuất hiện ở cuối câu chuyện, bắt đầu từ phần cuối khoảnh khắc cao trào cho đến khi câu chuyện kết thúc.

Đoạn kết có thể rõ ràng, ngầm ẩn, hoặc cả hai. Sự kể chuyện của bạn không thể hoàn thiện nếu không có đoạn kết. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp ngoại lệ cho quy luật này.

Từ “denouement” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp, một thuật ngữ miêu tả sự “tháo gỡ nút thắt”. Tuy nhiên, nghĩa dịch này chưa đầy đủ, mà đoạn kết bao gồm cả thắt nút và tháo gỡ nút thắt ở cuối câu chuyện.

Để phân biệt giữa đoạn kết (denouement) và kết luận (epilogue), bạn hãy hình dung hình ảnh ẩn dụ này: Đoạn kết là đóng một chiếc hộp, kết luận là đặt một chiếc bát lên trên chiếc hộp. Yếu tố thứ hai là không cần thiết, nhưng yếu tố này giúp củng cố sự giải quyết trong câu chuyện.

CÁC LOẠT ĐOẠN KẾT TRONG PHIM

1. Đoạn kết rõ ràng / tường minh (explicit)

Đoạn kết rõ ràng khi một hành động đưa ra sự giải quyết cho một khía cạnh thiết yếu của câu chuyện. Ví dụ: Đoạn kết của phim One Flew Over the Cuckoo’s Nest (LƯU Ý: Ví dụ có tiết lộ nội dung phim).

Trong cảnh phim Chief (Will Sampson) giết McMurphy (Jack Nicholson) rồi nhảy ra khỏi cửa sổ trại thương điên. Tại sao đây lại là đoạn kết? Vì đoạn này đưa ra sự giải quyết cho chủ đề của phim là sự giam cầm.

Các hành động này giải thoát cả hai nhân vật: McMurphy đã bị phẫu thuật cắt bỏ thuỳ trước của não nên anh ta được giải thoát bằng cái chết. Chief trốn thoát ra khỏi trại thương điên nên sự giải thoát của ông là sự tự do về mặt vật lý.

Đoạn kết này cũng đưa ra giải quyết mối quan hệ giữa Chief và McMurphy. Cuối cùng, hành động của Chief chứng tỏ ông ta thực sự yêu thương McMurphy và lưu tâm tới những lời anh ta nói về tự do cá nhân.

Một ví dụ khác về Explicit denouement là đoạn kết của phim Return of the Jedi. Darth Vader “giết” Darth Sidious để mang đến cân bằng cho thần lực và khôi phục trật tự trong giải thiên hà.

Hành động trong đoạn kết này không phải là cái chết của Sidious mà là cái chết của Vader để giải quyết diễn biến nội tâm nhân vật và chủ đề “kẻ được chọn”.

Ngoài ra, cảnh này giải quyết một khía cạnh thiết yếu của nhân vật: Nhân tính của Vader. Vader yêu cầu Luke giúp cởi bỏ mặt nạ, một ẩn dụ cho việc từ bỏ con đường xấu xa của ông ta. Hành động này làm cho nhân vật có nhân tính hơn và được thể hiện qua lời thoại “Ta muốn nhìn con bằng chính mắt mình”.

Tham khảo:

2. Đoạn kết ngầm ẩn (implicit)

Nếu đoạn kết rõ ràng, tường minh (explicit) dựa trên hành động để đưa ra sự giải quyết thì đoạn kết ngầm ẩn lại dựa vào sự thiếu vắng hành động.

Ví dụ trong phim La La Land. Cao trào (Climax) diễn ra khi Sebastian (Ryan Gosling) và Mia (Emma Stone) quyết định theo đuổi sự nghiệp trong mơ khi trò chuyện bên đài thiên văn Griffith. Cảnh kế tiếp diễn ra tại thời điểm 5 năm sau, lúc Mia và chồng cô đến câu lạc bộ jazz của Sebastian. Đây chính là đoạn kết luận (epilogue). Phần kết luận còn có một trường đoạn trong mơ với Sebastian và Mia ở bên nhau.

Chỗ này khá rắc rối. Tại sao phần kết luận lại có cả hai câu chuyện? Bởi vì chúng không tự đưa ra giải quyết riêng cho bất kỳ phương diện nào của câu chuyện. Sau đó, Mia rời đi với chồng cô, và ngoái nhìn lại sân khấu. Sebastian nhìn thấy cái nhìn của Mia. Trong một khoảnh khắc ngắn, hai người yêu cũ chia sẻ một khoảnh khắc buồn, rồi cả hai cùng mỉm cười.

Vậy phần đoạn kết trong phim nằm ở đâu? Cái kết chính là khoảnh khắc giữa Mia và Sebastian vì nó đã đưa ra sự giải quyết về mối quan hệ giữa họ. Sebastian và Mia đều đạt được mục tiêu của họ thông qua việc giúp đỡ nhau, với cái giá phải trả là mối quan hệ của họ.

3. Đoạn kết Rõ ràng x Ngầm ẩn

Ngoài ra, còn có các ví dụ về đoạn kết mà trong đó có một hành động tường minh và một sự giải quyết ngầm ẩn riêng rẽ.
Ví dụ: Cảnh cuối phim The Departed.

Cái kết ngầm ẩn là con chuột chạy trên mép ban công. Hình ảnh này ám chỉ rằng Sullivan chẳng hơn gì một con chuột và đưa ra sự giải quyết cho ẩn dụ “những con chuột” xuyên suốt phim.

Cái kết rõ ràng trong cảnh này là hành động Dignam (Mark Wahlberg) giết Sullivan (Matt Damon) và sự giải quyết tiếp theo về cái chết của nhân vật này.

(Nguồn: Studiobinder)

Tham khảo:

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment