TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT MỞ ĐẦU HAY CHO PHIM?

Nội dung chính

Phần mở đầu (prologue) là một cảnh trong phim để giới thiệu phim, nhân vật, sắc thái, và các chủ đề có liên quan cho khán giả. Cảnh này cần có khả năng đứng độc lập và giống như một câu chuyện riêng biệt với mở, thân, kết của chính nó.

Phần mở đầu có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong phim. Chúng có thể là một màn ảnh có văn bản để thông báo cho khán giả về thế giới của bộ phim như trong phim Star Wars. Hoặc, phần mở đầu cũng có thể là một cảnh ngắn, thường không dài hơn 5 phút, nhằm lôi cuốn sự chú ý của khán giả và làm cho họ cảm thấy hứng thú với câu chuyện sắp diễn ra.

Để sáng tác một phần mở đầu hay trong kịch bản, bạn có thể ứng dụng một số lời khuyên hữu ích sau đây:

1. Tạo ra mở, thân, kết trong phần mở đầu

Phần mở đầu cần là một câu chuyện ngắn riêng biệt nhưng không giải quyết tất cả các vấn đề trong phim. Cái kết của phần mở đầu nên là cái kết mở để khán giả muốn được biết tiếp về bộ phim. Ví dụ: Trong phim Scream (1996), cảnh phim mở đầu với một cú điện thoại bí ẩn. Sự căng thẳng được đẩy lên cao khi nhân vật của Drew Barrymore trở nên ngày càng nghi ngờ có việc gì đó không ổn đang diễn ra. Cảnh mở đầu kết thúc với cái chết của nhân vật này và giới thiệu nhân vật phản diện với khán giả.

2. Thiết lập sắc thái của phim

Nếu bạn làm phim kinh dị, bạn sẽ muốn cảnh đầu tiên của phim rất đáng sợ. Nếu bạn làm phim hài, cảnh đầu tiên cần sự hài hước. Mặc dù phần mở đầu có thể tách biệt với phần còn lại của phim, nó cần đi theo cùng một sắc thái với toàn bộ phim. Ví dụ: Trong phim Whiplash (2014), cảnh mở đầu giới thiệu với khán giả nhân vật Andrew đang chơi trống. Tuy nhiên, sắc thái của cảnh này chính là yếu tố quan trọng nhất của phần mở đầu. Máy quay di chuyển qua một hành lang tăm tối lại gần nhân vật, tạo không khí mang điềm báo dữ và cho chúng ta biết rằng đây không phải là một bộ phim vui vẻ về một tay chơi trống.

3. Cho biết về chủ đề của phim

Tất cả các bộ phim đều có chủ đề. Phần mở đầu của bạn cần thiết lập chủ đề phim. Việc này sẽ giúp phần giới thiệu của bạn nổi bật và có sự liên kết với phần còn lại của câu chuyện. Bạn không nhất thiết cần một nhân vật nhìn vào máy quay và thông báo rõ ràng về chủ đề. Bạn có thể thực hiện điều này mà không cần hội thoại, giống như phần mở đầu bất hủ trong phim 2001: A Space Odyssey (1968) của Stanley Kubrick. Phần mở đầu của phim xuất hiện những tổ tiên xa xưa của loài người đang phát hiện ra công cụ. Cảnh này liên kết rõ ràng với chủ đề được mở rộng về sau đó trong phim, xoay quanh sự tiến hoá và sử dụng công nghệ của loài người.

4. Văn bản trên màn hình?

Rất nhiều phim mở đầu bằng một đoạn chữ trên màn ảnh. Cách này thường được sử dụng để trình bày ngắn gọn ngay từ đầu, giống như trong phim Star Wars. Việc trình bày đoạn chữ chạy trên màn ảnh hợp lí vì khán giả được đưa đến một thiên hà hoàn toàn mới. Câu chuyện đằng sau (backstory) được thông báo nhanh gọn để khán giả có thể thưởng thức câu chuyện trong phim. Tuy phần mở đầu giống trong Star Wars rất hấp dẫn, bạn cần sử dụng đúng cách nếu không phần mở đầu của bạn sẽ rất nhạt nhoà.

5. Tránh lỗi sau đây

Bạn cần tránh sử dụng phần mở đầu chỉ để như ném hết các thứ ra. Đây là lí do tại sao một bộ phim như Green Lantern (2011) không được khán giả đón nhận. Phút đầu tiên của bộ phim giới thiệu về khái niệm Tập đoàn Đèn Lồng Xanh, làm thế nào họ có quyền lực, và cần gì để trở thành một Đèn Lồng Xanh. Phần mở đầu này không có câu chuyện thú vị, không thể hiện được sắc thái bộ phim, và đưa ra những ám chỉ rất mơ hồ về “không có nỗi sợ”, khiến khán giả cảm thấy nhàm chán. Phần mở đầu cần luôn liên quan đến câu chuyện lớn hơn. Bạn sẽ thu hút người xem như thế nào mà không quá tải họ với thông tin? Bạn sẽ bắt được sự chú ý của họ như thế nào chỉ trong vài phút?

(Nguồn: Studiobinder)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment