Tinh thần đổi mới này đã tạo ra sự đồng vọng cùng những xu hướng điện ảnh mới trên khắp thế giới lúc đó, từ Pháp đến Brazil và Nhật Bản. Những bộ phim của Làn sóng mới đã thể hiện một tầm nhìn nghệ thuật, chủ nghĩa nhân văn, và ý thức xã hội của một thế hệ những nhà làm phim Iran. Các bộ phim này đã để lại một di sản quan trọng và nền tảng cho những thế hệ tiếp theo. Ngôn ngữ điện ảnh đặc biệt của chúng tra vấn bản chất phương tiện điện ảnh, xoá mờ những ranh giới giữa sự hư cấu của phim truyện và hiện thực của phim tài liệu.
Một trong những nhà làm phim hàng đầu của Làn sóng mới thứ hai, Abbas Kiarostami từng nói: “Mỗi bộ phim có một chứng minh thư hoặc giấy khai của chính nó. Phim nói về con người, về nhân văn, Tất cả các quốc gia khác nhau trên thế giới, bất chấp sự khác nhau về ngoại hình, tôn giáo, ngôn ngữ, và lối sống, đều có một điểm chung, và đó chính là những gì bên trong tất cả chúng ta. Nếu chúng ta chụp X-quang phần bên trong của những con người khác nhau, chúng ta sẽ không thể biết được ngôn ngữ, bối cảnh, hoặc chủng tộc của con người qua những bản chụp X-quang đó.”
Một số bộ phim tiêu biểu trong Làn sóng mới của điện ảnh Iran gồm có:
- Tiền thân của làn sóng mới: The House is Black (Forough Farrokhzad, 1962). Brick and Mirror (Ebrahim Golestan, 1964)
- Làn sóng thứ nhất: The Cow (Dariush Mehrjui, 1969), Zeysar (Masoud, Kimiai, 1969), Still Life (Sohrab Shahid Saless, 1974)
- Làn sóng thứ hai: Close-Up (Abbas Kiarostami, 1990), A Moment of Innocence (Mohsen makhmalbaf, 1996), Children of Heaven (Majid Majidi, 1997), The Color of Paradise (Majid Majidi, 1999)
- Làn sóng thứ ba: A Time for Drunken Horses (Bahman Ghobadi, 2000), A Separation (Asghar Farhadi, 2011), Crimson Gold (Jafar Panahi, 2003)