Một kịch bản có thể có nhiều hơn một mạch truyện phụ. Chúng có thể có những cảnh giao thoa với mạch truyện chính. Các mạch truyện phụ thường có các nhân vật phụ bên cạnh nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Họ có mục tiêu, ham muốn, và hành trình.
Mạch truyện phụ là một thuật ngữ thường được sử dụng thay thế với thuật ngữ “câu chuyện B “ (B-story). Tuy nhiên, câu chuyện B thường liên quan trực tiếp đến nhân vật chính, khác với mạch truyện phụ. Câu chuyện B là động cơ hoặc nhiệm vụ thứ yếu của nhân vật. Mạch truyện phụ diễn ra song song với câu chuyện A (A-plot) và thường là câu chuyện riêng biệt.
Nếu bạn muốn thêm một khía cạnh mới trong kịch bản để đào sâu chủ đề, mạch truyện phụ là công cụ hữu ích. Đa số kịch bản đều có một vài mạch truyện phụ. Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn quá nhiều thứ gây xao nhãng khỏi câu chuyện chính. Trong phim truyện, các mạch truyện phụ thường xuất hiện khi câu chuyện bước sang hồi thứ hai. Đây là khi các nhân vật đi các hướng khác nhau và câu chuyện được mở rộng.
Các mạch truyện phụ hay nhất là các mạch truyện xây dựng được thế giới của câu chuyện. Chúng giúp mở rộng vũ trụ, các chủ đề, nhiệm vụ chung và chủ ý của câu chuyện.
Ví dụ: Phim The Lord of the Rings đi theo hành trình nhân vật Frodo trả lại chiếc nhẫn ở Núi Doom. Tuy nhiên, phim cũng kể câu chuyện chiến đấu với Sauron, Gandalf trở thành Phù thuỷ Trắng và sự trở lại của một vị vua... Những mạch truyện phụ này xây dựng hành trình và có những sự giao thoa với câu chuyện A. Chúng đặt chúng ta trong thế giới quan đầy chủ ý của đạo diễn và biên kịch.
Chuyện tình cảm lãng mạn cũng thường được sử dụng làm mạch truyện phụ để làm cho người xem cảm thấy thích thú tò mò.
(Nguồn: Nofilmschool)