Trong văn học, tâm trạng được truyền tải một cách tinh tế thông qua sử dụng hình ảnh, mâu thuẫn, vv…; và được truyền tải một cách rõ ràng qua trần thuật thông suốt hoặc hội thoại. Trong phim, tâm trạng có thể được truyền tải theo cách tương tự, nhưng nó cũng có thể được truyền tải qua hình ảnh và âm nhạc.
Tâm trạng và sắc thái (tone) là hai thuật ngữ thường có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng không có nghĩa giống nhau. Tâm trạng là cảm xúc của bạn khi xem một tác phẩm nghệ thuật. Sắc thái là cảm xúc của nghệ sĩ về đề tài của họ. Giữa hai thuật ngữ này thường xảy ra sự nhập nhằng do có rất nhiều sự chủ quan trong cảm xúc cá nhân và những ngộ nhận về nghệ sĩ cảm thấy như thế nào về tác phẩm của họ.
Trong điện ảnh, tâm trạng có thể được xây dựng qua kỹ thuật ánh sáng, thiết kế sản xuất, chuyển động máy quay, âm thanh, âm nhạc... Khi các nhà làm phim muốn tạo ra một tâm trạng cụ thể nào đó trong phim, họ có thể sử dụng mood board hoặc lookbook để thu thập nguồn cảm hứng.
Ví dụ: Phim The Artist (2011) của đạo diễn Michel Hazanavicius đã xây dựng tâm trạng một cách đặc sắc qua tiếng nhạc ngoài ranh giới truyện kể (non-diegetic), diễn xuất của diễn viên, và góc quay độc đáo. Phim Blade Runner: 2049 (2017) của Denis Villeneuve thì lại truyền tải tâm trạng qua sử dụng màu sắc đặc biệt. Kỹ thuật ánh sáng trong phim tạo ra gam màu hồng và xanh nước biển rực rỡ, truyền đạt được cảm giác nhân tạo của phim giả tưởng. Phim The Shining (1980) của Stanley Kubrick thì tạo ra tâm trạng hỗn loạn giữa sự sống và sự chán ghét (ví dụ như cảnh Jack không vui vẻ giữa một căn phòng tiệc với những chiếc ghế đỏ và những người ăn mặc bảnh bao đang cười).