TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

PHÂN BIỆT NHÂN VẬT CHÍNH VÀ NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN

Nội dung chính

Nhân vật chính (main character) của câu chuyện sẽ thu hút nhiều diễn viên nổi tiếng nhất khi casting. Nhưng nhân vật chính và nhân vật chính diện (protagonist) có phải là một người không? Câu trả lời có thể là có cũng có thể là không.

Nhân vật chính là nhân vật chiếm phần lớn câu chuyện hoặc là điểm nhìn của câu chuyện. Nhân vật chính thường có tên xuất hiện trên tên phim điện ảnh hoặc truyền hình nhiều tập. Ví dụ: Michael Clayton, Shrek.. Nó cũng thể hiện được rằng nhân vật chính sẽ là trung tâm của câu chuyện.

Nhân vật chính diện khác với nhân vật chính. Nhân vật chính diện có sự đối lập là nhân vật phản diện. Người anh hùng của câu chuyện là người bạn hi vọng sẽ thấy họ “chiến thắng”. Họ là người bạn ủng hộ và thậm chí chỉ xuất hiện đôi ba lần trong một bộ phim. Vậy nên phim có thể có nhân vật chính diện phụ.

Nhân vật chính diện thường được định nghĩa là người sẽ có sự thay đổi trong xuyên suốt câu chuyện. Vì vậy, trong các phim như Superman, nhân vật chính, nhân vật chính diện và người anh hùng là cùng một người. Nhưng với phim Charlie and the Chocolate Factory, Charlie là nhân vật chính và anh hùng nhưng không phải là nhân vật chính diện vì Charlie không thay đổi xuyên suốt câu chuyện. Trong khi đó, Willy Wonka thì lại có hành trình thay đổi.

Hoặc ví dụ như phim To Kill a Mockingbird. Nhân vật chính trong phim là Scout “già”, người kể chuyện. Scout là góc nhìn nhân vật của câu chuyện nhưng Scout khi còn bé mới là nhân vật chính diện. Câu chuyện trong phim là về hành trình Scout nhận thức được về con người. Nhân vật anh hùng chính thì lại là Atticus Finch. Người xem muốn ủng hộ Atticus khi được nhìn thấy thế giới thông qua ký ức của Scout. Đây là một bộ phim có nhiều lớp lang và nhiều nhân vật anh hùng.

(Nguồn: Nofilmschool)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment