TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

PHIM KINH DỊ CƠ THỂ (BODY HORROR)

Nội dung chính

Ra đời từ rất sớm, cho đến nay, thể loại phim kinh dị vẫn là một thể loại chủ lưu không chỉ tại Hollywood mà còn trên toàn thế giới. Qua hơn 100 năm phát triển, hiện thể loại kinh di đã được chia thành nhiều nhánh khác nhau như Quỷ ám; Giết người hàng loạt; Siêu nhiên; Chặt chém; Quái vật; Xác sống; Ma cà rồng; Oan hồn và không thể không nhắc tới tiểu thể loại kinh dị cơ thể.

Nếu bạn ít xem phim kinh dị, bạn không nên bắt đầu với kinh dị cơ thể vì đây là một nhánh cực đoan hơn so với các nhánh khác. Nhưng nếu bạn có đủ sức khoẻ, tinh thần vững vàng và muốn xem các phim có những ý ngầm về triết học, bạn nên khám phá tiểu thể loại phim kinh dị này. Mục đích của Body horror thường là để làm cho khán giả cảm thấy kinh tởm và sợ hãi.

Đây là một dạng kinh dị xoay quanh sự biến dạng của cơ thể con người. Điểm khác chính giữa body horror và các nhánh máu me khác là kinh dị cơ thể không kể về quá trình cơ thể người bị huỷ hoại. Thay vào đó, tập trung khai thác về cơ thể người chuyển hoá thành thứ gì đó gớm ghiếc, ghê rợn. Bệnh tật, virus, nhiễm trùng và kí sinh trùng thường xuất hiện trong những phim dạng này.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy các yếu tố siêu thực, viễn tưởng hoặc siêu nhiên, biến dị hình hài cơ thể con người thành một thứ gì đó không có thật như trong thế giới thực. Kinh dị cơ thể thường đề cao các kỹ xảo đặc biệt, và thường có cả các ý ngầm ẩn của nhà làm phim về xã hội thực của con người.

  • Để tìm hiểu thêm về cách phân tích, viết về phim, tìm hiểu lịch sử điện ảnh một cách có hệ thống, bạn có thể tham khảo Lớp phân tích phim – Film Studies của trung tâm TPD.

Kinh dị cơ thể đã hiện hữu trong điện ảnh nhiều năm qua, với những hình thức khác nhau. Hai yếu tố đã dẫn đến sự phát triển của kinh dị cơ thể là: Sự nới lỏng kiểm duyệt phim và sự phát triển của hiệu ứng đặc biệt. Vào thời kỳ kiểm duyệt thép dưới đạo luật Hays, các hình ảnh ghê sợ, gớm ghiếc hoàn toàn bị cấm. Ngoài ra, kinh dị cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào các hiệu ứng đặc biệt (special effect).

Đây là một dạng phim cho phép các nghệ sĩ làm hiệu ứng đặc biệt – SPFX sáng tạo thoải mái và biểu diễn tất cả khả năng của họ. Giải Oscar dành cho hoá trang và làm tóc đã được thêm vào danh mục giải Oscar để vinh danh những nghệ sĩ SPFX tiên phong như Rick Baker.

Ông là người đầu tiên mang về giải Oscar của hạng mục này với bộ phim An American Werewolf in London, một trong những tác phẩm kinh dị về người sói hay nhất. Cảnh hoá thân thành người sói đã trở thành cảnh phim kinh điển của kinh dị cơ thể, được tạo ra hoàn toàn bằng các hiệu ứng thực tế (practical effect) từ thời đầu thập niên 80.

Thập niên 70 và 80 thường được coi là thời kỳ chính thức ra đời và là thời kỳ vàng của kinh dị cơ thể. Các tác phẩm điện ảnh của đạo diễn David Cronenberg đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của Body Horror. Các bộ phim của Cronenberg như Rabid, The Brood, Scanners, The Fly, Videodrome và Dead Ringers có tầm ảnh hưởng vô vùng lớn trong điện ảnh.

Kinh dị cơ thể đã thay đổi theo thời gian. Những tác phẩm hay nhất của Body Horro gắn liền với thời kỳ đỉnh cao của các hiệu ứng thực tế, được tạo ra bởi các nghệ sĩ SPFX. Về sau này, khi bước sang kỷ nguyên mới của VFX và CGI, kinh dị cơ thể kỹ thuật số đã không tạo ra được sức nặng như thời kỳ trước. Bộ phim The Thing (2011) là một ví dụ về sự thay đổi từ hiệu ứng thực tế sang kỹ thuật số. Mặc dù vậy, kinh dị cơ thể vẫn có chỗ đứng trong điện ảnh đương đại.

Một số tác phẩm điện ảnh kinh dị cơ thể nổi tiếng gồm có: Eraserhead và Inland Empire của David Lynch; Re-Animator, From Beyond và Society của Stuart Gordon và Brian Yuzna; The Thing của John Carpenter, The Human Centipede của Tom Six; Cabin Fever của Eli Roth; Raw của Julia Ducournau.

(Nguồn: Studiobinder)

  • Để tìm hiểu thêm về cách phân tích, viết về phim, tìm hiểu lịch sử điện ảnh một cách có hệ thống, bạn có thể tham khảo Lớp phân tích phim – Film Studies của trung tâm TPD.

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment