TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

THUẬT NGỮ A-ROLL VÀ B-ROLL TRONG LÀM PHIM

Nội dung chính

Trong sản xuất phim và sản xuất truyền hình (phim truyện, tài liệu, phim truyền hình, truyền hình thực tế, và chương trình bản tin), A-roll là những cảnh quay chủ đạo của chủ đề chính. B-roll là những cảnh quay bổ trợ. B-roll mang đến sự linh hoạt cho các nhà làm phim trong quá trình dựng phim.

Các cảnh quay trong B-roll thường được cắt ra và dựng cùng với các cảnh trong A-roll để làm các cảnh gối, chèn, tạo thêm kịch tính, hoặc minh hoạ rõ hơn một chi tiết trong phim. Việc quay B-roll là quan trọng bởi vì bộ phim sẽ thiếu sự cân bằng, thiếu sự đa dạng, hấp dẫn nếu chỉ dựa vào các cảnh quay từ A-roll.

Trong các tổ sản xuất lớn, A-roll và B-roll thường được quay bằng hai bộ phận quay phim khác nhau. Bộ phận quay phim thứ nhất (first unit) là nhóm lớn hơn và quay A-roll. Bộ phận quay phim thứ hai (second unit) là nhóm nhỏ hơn và quay B-roll. Trong các tổ sản xuất nhỏ hơn, một bộ phận quay phim duy nhất sẽ phải quay cả A-roll và B-roll. Ngoài ra, tổ sản xuất có thể tìm các cảnh quay stock (những cảnh quay sẵn chuyên nghiệp về các địa điểm, địa danh, thiên nhiên, sự kiện, vv… mà bạn có thể tải miễn phí từ trên mạng hoặc trả tiền để mua từ các nhà phân phối) để làm B-roll nếu họ không thể quay được.

Ngày nay, tuy thuật ngữ “A-roll” không còn phổ biến nữa, thuật ngữ “B-roll” vẫn được sử dụng rộng rãi. Một số cách bạn có thể sử dụng B-roll để kể chuyện bao gồm:

1. Thiết lập bối cảnh:

Nếu như các cảnh quay chính không thể hiện trực tiếp được cảnh này diễn ra ở đâu, bạn có thể dùng B-roll để làm rõ địa điểm. Ví dụ: Nếu một cảnh bắt đầu phía bên trong nhà hàng, người xem sẽ không biết được rõ ràng địa điểm của nhà hàng đó. Một cảnh giới thiệu bối cảnh từ B-roll quay phía bên ngoài nhà hàng có thể giúp khán giả biết cảnh diễn ra ở đâu.

2. Thiết lập giọng điệu:

B-roll có thể hỗ trợ thiết lập giọng điệu hoặc tâm trạng cho các cảnh quay chính. Ví dụ: Nếu một cảnh diễn ra ở một bữa tiệc tại gia, bạn có thể quay B-roll cảnh các nhân vật quần chúng đang nhảy múa, thi uống bia rượu, nói chuyện với nhau để thiết lập giọng điệu của cảnh.

3. Điều chỉnh chuyển động của một cảnh:

Các cảnh trong B-roll có thể giúp chuyển cảnh vào hoặc ra khỏi một cảnh chính. Nếu như chuyển cảnh trực tiếp từ cảnh này sang cảnh kia có thể gây khó chịu cho người xem, chèn cảnh B-roll giữa hai cảnh có thể làm chậm lại tốc độ chuyển động trong phim.

4. Làm cảnh chèn:

Các chương trình thời sự và phim tài liệu sử dụng cảnh quay trong B-roll để làm cảnh chèn cho cảnh các chính quay phát thanh viên và nhân vật được phỏng vấn. Chúng mang đến các hình ảnh hỗ trợ kể chuyện. Ví dụ, trong một phim tài liệu về biến đổi khí hậu, bạn có thể chèn cảnh quay hiện tượng băng tan vào để bổ sung cảnh chính quay cuộc phỏng vấn giữa biên tập viên và một nhà khoa học.

5. Giấu khuyết điểm:

Đôi khi, bạn có thể chèn cảnh từ B-roll vào cảnh quay chính để che lỗi liên tục. Ví dụ, bạn có cảnh quay nhân vật chính đang hát tại một buổi hoà nhạc. Nhưng đến giai đoạn hậu kì, bạn phát hiện một thành viên của đoàn làm phim đã bị lộ trong một vài giây của cảnh này. Để che lỗi, bạn có thể cắt cảnh từ B-roll quay khán giả đang hò reo để chèn vào.

(Nguồn: Masterclass)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment