TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT VỀ ĐẠO DIỄN KORE-EDA HIROKAZU

Nội dung chính

Kore-eda Hirokazu (sinh ngày 6 tháng 6 năm 1962) là đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch và dựng phim người Nhật Bản. Sinh ra và lớn lên tại Tokyo, mong muốn ban đầu của đạo diễn Kore-eda Hirokazu là trở thành một tiểu thuyết gia nhưng sau khi tốt nghiệp đại học Waseda năm 1987, ông đã chọn đi theo con đường làm điện ảnh và làm việc trước tiên với vai trò một trợ lý đạo diễn cho phim truyền hình. Tác phẩm đầu tiên của ông, phim tài liệu Lessons from a Calf, ra đời vào năm 1991 đánh dấu sự bắt đầu của một sự nghiệp làm phim thành công với rất nhiều các tác phẩm của ông được giới phê bình đánh giá cao và giành được nhiều giải thưởng lớn ở các LHP lớn trên thế giới.

1. Về Kore-eda Hirokazu

– Đạo diễn Kore-eda Hirokazu tự mình dựng (edit) tất cả các bộ phim mà ông làm.
– Ông được mọi người so sánh nhiều nhất với đạo diễn Nhật Bản huyền thoại Ozu Yasujirō.
– Theo Viện lưu trữ phim Havard, các tác phẩm của Kore-eda “phản ánh phong cách chiêm nghiệm và nhip độ giống với Hầu Hiếu Hiền và Thái Minh Lượng.

2. Maborosi (1995) 

Maborosi (1995) là tác phẩm phim điện ảnh đầu tiên của đạo diễn Kore-eda. Các nhà phê bình và người yêu phim đã lập tức nhận ra tài năng của ông khi bộ phim được đề cử cho giải Sư tử vàng tại LHP Venice năm 1995 và giành giải Dragons and Tigers tại LHP Vancouver cùng năm đó.

3. After life (1998)

Để chuẩn bị tư liệu để viết kịch bản cho phim After life (1998), đạo diễn Kore-eda đã phỏng vấn hơn 500 người từ những xuất thân khác nhau trong xã hội để hỏi về những kỉ niệm trong cuộc đời của bản thân họ và một kỉ niệm mà họ sẽ muốn giữ lại. Một vài trong những cuộc phỏng vấn đó được ghi hình lại và sử dụng trong phim.

4. Nobody Knows (2004)​​​​​​​

Tác phẩm Nobody Knows (2004) của đạo diễn Kore-eda được quay theo trình tự thời gian trong gần 1 năm trời. Bản nháp đầu tiên của bộ phim đã được ông viết ra 15 năm trước khi nó được bấm máy.

5. Still Walking (2008)​​​​​​​

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009, đạo diễn Kore-eda tiết lộ rằng nội dung của tác phẩm Still Walking (2008) là dựa theo chính chuyện gia đình của ông.

6. I wish (2011)

Shinkansen (Hệ thống đường sắt cao tốc của Nhật Bản) muốn làm một bộ phim để quảng bá cho hệ thống tàu siêu tốc của họ.Vì biết đạo diễn Kore-eda là một người đam mê tàu siêu tốc nên họ đã tìm đến ông. Ý tưởng của phim I wish (2011) bắt đầu ra đời từ đó.

7. Umimachi Diary (2015)

Khi thực hiện bộ phim Umimachi Diary (2015), đạo diễn Kore-eda cảm thấy rằng ngôi nhà trong phim sẽ là phần trung tâm của câu chuyện. Sau một thời gian dài tìm kiếm, đoàn phim đã tìm được một ngôi nhà ở Kita Kamakura. Ý định của mọi người ban đầu là chỉ sử dụng cổng trước và ngoại cảnh của ngôi nhà để ghi hình nhưng sau khi quan sát lại lối vào, sân vườn và phần còn lại của ngôi nhà, đạo diễn Kore-eda đã quyết định sử dụng toàn bộ ngôi nhà làm bối cảnh trừ khu phòng bếp.

8. Shoplifters (2018)

Tác phẩm Shoplifters (2018) đã mang về cho đạo diễn Kore-eda giải thưởng Cành cọ vàng danh giá tại LHP Cannes năm 2018, bộ phim Nhật đầu tiên giành giải thưởng này sau phim Unagi (1997). Sau thành công tại LHP Cannes, Shoplifters đều được đề cử cho giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng và Oscar.

9. Broker (2022)

Broker (2022) là tác phầm mới nhất của đạo diễn Kore-eda. Bộ phim là một số ít trong các tác phẩm của ông được thực hiện ngoài Nhật Bản với sự tham gia của hầu diễn viên nước ngoài. Tại LHP Cannes vừa tổ chức năm nay, bộ phim đã được đề cử cho giải Cành cọ vàng và mang về cho diễn viên Song Kang-ho giải thưởng Diễn viên chính xuất sắc nhất.

  • Đăng kí khoá học Làm phim cơ bản – Basic Filmmaking của Trung Tâm TPD tại đây.

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment